4 lưu ý cần biết khi sang nhượng nhà hàng để kinh doanh

24.02.2019

Để giảm bớt các chi phí đầu tư ban đầu, nhiều chủ đầu tư kinh doanh nhà hàng hiện nay lựa chọn hình thức nhà hàng sang nhượng. Vậy khi sang nhượng nhà hàng để kinh doanh có những điều gì cần lưu ý? Hãy cũng Sangquan123.com đi tìm lời giải cho vấn đề này.


4 lưu ý cần biết khi sang nhượng nhà hàng để kinh doanh

► Sang nhượng nhà hàng là gì?

Sang nhượng nhà hàng là hình thức chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu nhà hàng (bao gồm mặt bằng, cơ sở vật chất…) từ chủ sở hữu nhà hàng cho người có nhu cầu mua lại thông qua các thủ tục pháp lý theo luật định.

Hình thức sang nhượng nhà hàng được nhiều chủ đầu tư lĩnh vực kinh doanh này hiện nay lựa chọn vì giúp tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ đầu tư ban đầu, cũng như có sẵn hệ thống cơ sở vật chất và một lượng khách nhất định. Tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà chủ đầu tư cần phải lưu ý.

► 4 lưu ý cần biết khi sang nhượng nhà hàng để kinh doanh

– Kiểm tra kỹ hồ sơ và các loại giấy tờ liên quan

Bạn cần phải kiểm tra thật kỹ lưỡng hồ sơ, các loại giấy tờ kinh doanh liên quan của nhà hàng có đảm bảo đúng tính pháp lý không. Để tránh khả năng bị lừa đảo: sang nhượng nhà hàng cùng một lúc cho nhiều người, sang nhượng mặt bằng không chính chủ… Nếu không am hiểu nhiều về các thủ tục pháp lý này, bạn nên tìm đến người có chuyên môn tư vấn, hỗ trợ.

– Định giá chính xác giá trị cơ sở vật chất, tài sản của nhà hàng

Khi sang nhượng nhà hàng, thông thường, chủ sở hữu sẽ chuyển giao lại toàn bộ hệ thống cơ cở vật chất, trang thiết bị, vật dụng của nhà hàng… lại cho người mua. Điều chủ đầu tư mới cần làm là phải lên một bảng liệt kê thật chi tiết, cụ thể về tình trạng sử dụng các tài sản, cơ sở vật chất để làm cơ sở sở so sánh, định giá cho hợp lý.

– Lập các điều khoản hợp đồng thật chi tiết

Sau khi đã xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng các loại giấy và đã thỏa thuận được mức giá sang nhượng thì hai bên tiến hành thảo hợp đồng với những điều khoản quy định thật chi tiết về số tiền chuyển nhượng, các tài sản – cơ sở vật chất kèm theo (Càng chi tiết càng tốt), quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên…Việc lập các điều khoản hợp đồng càng chi tiết sẽ càng tốt, tránh những tranh chấp về sau vì mọi thông tin đã đều được thể hiện trên hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

– Tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật

Quá trình thực hiện việc sang nhượng nhà hàng, các chủ đầu tư mới cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý hiện hành. Để đảm bảo quá trình này không xảy ra sai sót, bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của Luật sư tư vấn. Sau khi đã ký kết xong hợp đồng thì tiến hành làm hồ sơ xin cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận phòng cháy – chữa cháy, giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…

Chia sẻ tin đăng tới bạn bè

CÙNG CHUYÊN MỤC
MỚI NHẤT