Phải lưu ý điều gì khi sang nhượng mặt bằng kinh doanh?
Kinh doanh đang là xu hướng làm giàu được khá nhiều giới trẻ quan tâm, đặc biệt kinh doanh thời trang, quán cà phê, mỹ phẩm, …đang là những lĩnh vực hot được nhiều bạn trẻ chú tâm đến. Để kinh doanh thì cần phải có mặt bằng trưng bày sản phẩm, là địa chỉ để khách hàng tìm đến chính vì thế nhu cầu sang nhượng mặt bằng kinh doanh ngày càng tăng để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hãy chọn cho mình địa chỉ phù hợp và cần hết sức lưu ý khi sang nhượng để tránh những rủi ro.
Hiện nay, các bạn trẻ Startup thường lựa chọn hình thức sang nhượng mặt bằng kinh doanh để có sẵn cơ sở vật chất và lượng khách hàng nhất định tìm đến. Hình thức này mang lại nhiều thuận lợi song nó cũng ẩn chứa khá nhiều rủi ro chứ không đơn giản ngồi mát ăn bát vàng. Chính vì vậy, khi quyết định sang nhượng một mặt bằng nào đó, để đảm bảo quyền lợi của chính mình thì Sangquan123.com khuyên mọi người nên lưu ý và khắc cốt ghi tâm 4 điều sau đây:
1.Phải nghiên cứu các hồ sơ liên quan
Đây là công việc đầu tiên bạn cần phải làm nhằm đảm bảo thực hiện việc sang nhượng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hãy nghiên cứu các loại hồ sơ, giấy tờ, tài liệu chứng thực sự tồn tại, chủ sở hữu của mặt bằng, để tránh việc sang nhượng mặt bằng kinh doanh không chính chủ hoặc là cho sang nhượng nhiều người cùng một lúc.
Ví dụ như mặt bằng bạn muốn sang nhượng lại là một quán ăn thì trước hết bạn cần phải xem xét rằng hàng quán đó được đăng ký theo hình thức nào. Có nghĩa là hộ kinh doanh cá thể, hay doanh nghiệp tư nhân, công ty… Bởi việc này sẽ giúp xác định được đối tượng chuyển nhượng và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chuyển quyền thuê mặt bằng kinh doanh
Điều tiếp theo bạn cần lưu ý khi thực hiện sang nhượng mặt bằng kinh doanh đó chính là phải xem xét kỹ và làm rõ chủ thể sang nhượng cho bạn là cá nhân, đơn vị kinh doanh tại địa điểm đó hay là chủ nhà. Nếu như là chủ nhà thì sẽ không có vấn đề gì cả, nhưng nếu như người sang nhượng lại mặt bằng kinh doanh đó cho bạn chỉ là người thuê mặt bằng thì cần phải suy xét thật kỹ lưỡng.
Lúc này bạn cần yêu cầu bên chuyển nhượng mặt bằng kinh doanh cung cấp các loại giấy tờ xác nhận người đó được phép sang nhượng lại khi họ không sử dụng nữa. Điều này sẽ được thể hiện rõ ràng trong bản hợp đồng ký kết giữa chủ nhà và bên nhượng quyền. Phải xem xét chủ nhà có cho phép thay đổi người thuê từ chủ cũ chuyển sang cho bạn hay không. Phải xác định thật kỹ điều này nhằm tránh xảy ra những tranh chấp về sau.
3. Lưu ý đến vấn đề tài sản
Thông thường khi sang lại một mặt bằng kinh doanh nào đó thì bên bán sẽ sang luôn các trang thiết bị và tài sản hiện có tại cửa hàng đó cho bạn. Ví dụ như sang quán cà phê chẳng hạn, thì người chuyển nhượng mặt bằng kinh doanh sẽ để lại tất cả đồ dùng trong quán. Do đó, bạn và bên sang nhượng mặt bằng kinh doanh cần phải liệt kê chi tiết, đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, máy móc, tên thương hiệu…để tránh tranh chấp tài sản sau đó.
4. Phải có hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh
Sau khi đã khảo sát và xem xét kỹ các vấn đề trên và quyết định sang nhượng lại mặt bằng vẫn chưa xong. Để có minh chứng trước pháp luật, cơ sở pháp lý thì bạn và bên sang nhượng cần phải lập một bản hợp đồng để đảm bảo mọi việc được thực hiện tốt nhất.
Trong bản hợp đồng sẽ bao gồm các yếu tố cần thiết như đối tượng chuyển nhượng, các loại tài sản hữu hình hiện có, tài sản vô hình, … Các điều khoản được phép thực hiện và không được phép thực hiện ở trên mặt bằng này, quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên. Những điều này càng chi tiết thì sẽ càng tốt bởi nó sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.
Hy vọng những chia sẻ về sang nhượng mặt bằng kinh doanh trên mà Sangquan123.com đề cập sẽ giúp cho những ai đó đang có ý định kinh doanh nắm rõ hơn trước khi quyết định. Hãy bỏ túi ngay thông tin hữu ích này để tránh những rủi ro khi quyết chuyển nhượng nhé!